CN. Th10 6th, 2024

Cầu Nguyện: Hãy Bắt Đầu

Cầu Nguyện: Hãy Bắt Đầu

Cầu nguyện là một cuộc trò chuyện chân thành (lòng kề lòng, trái tim với trái tim) với Thiên Chúa, Đấng gần gũi hơn bạn nghĩ.

Tại phần lớn các nơi ở miền bắc Ấn Độ, Thánh Lễ không được cử hành thường xuyên, nhưng khi có Thánh Lễ, người ta cố gắng tham dự bao nhiêu có thể. Đôi khi họ sẽ dành nửa ngày đi bộ tới một ngôi làng để tham dự Thánh Lễ và rồi dành nửa ngày còn lại để đi bộ về nhà, họ cử hành cách vui vẻ sự kiện đơn giản là họ có thể nghe Tin Mừng được công bố, lãnh nhận Mình Thánh Chúa Kitô, đi xưng tội, hoặc xin vị linh mục chúc lành cho con cái của họ.

Một người phụ nữ tham dự đã Thánh Lễ bất cứ khi nào chị có thể, tuy nhiên chị đã có thể. Chị chưa được rửa tội, vì thế chị không thể lãnh nhận Bí tích Thánh Thể. Chị đã đến nhà thờ – một công việc tạm thời ở ngoài trời, với những chiếc ghế gỗ dài giản dị và một bàn thờ bình thường – và nhìn các bạn hữu và hàng xóm của mình được rước Thánh Thể, nhưng chị vẫn chưa thể. Điều này làm cho chị buồn. Người phụ nữ này không chỉ khao khát Chúa Kitô – chị thực sự đói khát Người.

Và do vậy, chị đã làm những gì chị cảm thấy là điều tốt nhất tiếp theo để thực sự lãnh nhận Bí tích Thánh Thể. Trong mỗi Thánh lễ, chị dõi theo một người đang lên rước lễ, chị nhìn xem họ ngồi ở đâu, và rồi chị di chuyển đến ngồi cạnh họ trong cùng một ghế. Trong lòng chị, chị tự nhủ: “Chúa Giêsu đang ở đây. Tôi muốn gần gũi với Chúa bao nhiêu có thể”. Đây là sự rước lễ của chị.

Tình yêu nào dành cho Chúa! Và tình yêu nào cho Mình Thánh Chúa Kitô. Đây là niềm vui sướng lớn nhất của chị.

Niềm vui đó cũng nên là của chúng ta

Tất cả chúng ta đều khao khát được gần gũi với Chúa. Chúng ta ước mong được đến gần và muốn làm bất cứ điều gì chúng ta có thể để làm cho sự gần gũi đó trở thành hiện thực. Nỗi khát khao này bén rễ nơi mỗi chúng ta, trong sự mong muốn trở nên thân tình với Đấng đã tạo dựng nên chúng ta và ban cho chúng ta được hiện hữu. Dĩ nhiên, đó là một niềm khao khát được diễn tả cách sâu sắc nhất bắt đầu bằng lời cầu nguyện.

Chính việc cầu nguyện cũng cần phải khởi sự với một loại khao khát – sự giằng co không thể nhầm lẫn của trái tim mách bảo chúng ta một cách lặng lẽ, kiên định: “Hãy thử điều này. Hãy tiến về phía trước. Hãy cầu nguyện”. Bạn sẽ không đọc được điều này nếu bạn không có lòng khao khát đó, đúng không?

Giáo lý Giáo hội Công giáo khẳng định,

Lời cầu nguyện của con người xuất phát từ đâu? Cho dù cầu nguyện được diễn tả cách nào (qua cử chỉ và lời nói, cũng là trọn cả con người cầu nguyện. Nhưng để chỉ nơi xuất phát việc cầu nguyện, Sách Thánh đôi khi nói đến linh hồn hoặc tinh thần, nhưng thường nhất (hơn một nghìn lần)là nói đến trái tim. Theo Kinh thánh, đó là chính trái tim cầu nguyện (2562).

Tâm hồn (trái tim) là nơi việc cầu nguyện phải bắt đầu. Những năm trước đây, Thomas Merton đã cùng đi trên đường phố New York với một người bạn Do Thái. Chỉ vài tháng sau khi trở lại và lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Bây giờ Merton đã là một người Công Giáo, bạn của anh đã nghĩ, anh ấy nên muốn trở thành người Công giáo tốt nhất có thể. Người bạn của anh giải thích rằng với quan điểm của anh là một người Do Thái nhiệm nhặt, điều quan trọng nhất mà một người Kitô hữu nên muốn là phải trở thành một vị thánh.

Merton dừng anh lại. “Nhưng tôi làm điều đó thế nào được?” Người bạn của anh trả lời rất đơn giản: “Anh sẽ trở thành một vị thánh, trước hết và quan trọng nhất, bằng cách anh muốn điều đó”.

Tương tự, chúng ta bắt đầu có một đời sống cầu nguyện, trước hết và trên hết, bằng cách muốn cầu nguyện. Chúng ta tìm cách nói chuyện với Chúa bởi nỗi khao khát bừng cháy trong tâm hồn chúng ta và chúng ta muốn đến gần với Chúa hơn và để Chúa đến gần chúng ta hơn. Giống như người phụ nữ ở Ấn Độ, chúng ta cần tìm cách tương giao, hiệp thông với Chúa, dù thế nào chúng ta có thể làm điều đó, ngay cả nếu điều đó có nghĩa là chỉ ngồi cạnh Chúa trên một chiếc ghế gỗ khập khiễng.

Một cách để bắt đầu bất cứ nỗ lực cầu nguyện nào là bằng cách công nhận niềm khao khát đơn giản đó: sự đói khát Chúa. Theo kinh nghiệm của tôi, thật là lạ lùng khi ai đó bắt đầu một cuộc họp nhà thờ hoặc tập hợp nhóm cầu nguyện bằng cách nói một cách trang nghiêm: “Chúng ta hãy dành một lát để đặt mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa”. Điều đó luôn làm cho tôi không hài lòng và thậm chí có một chút sai trái; chúng ta không cần đặt mình vào sự hiện diện của Chúa, bởi lẽ chúng ta đang ở trong sự hiện diện của Chúa rồi.

Tôi có một tấm bảng gỗ trong văn phòng của tôi có viết một câu súc tích: “Bị cấm hay không bị cấm, Thiên Chúa (vẫn) đang hiện diện”. Hãy nhận biết điều này và đó là điều mà phần lớn chúng ta học được khi còn nhỏ nhưng lại dễ dàng quên khi chúng ta trưởng thành – Thiên Chúa ở khắp mọi nơi. Mọi lời cầu nguyện nên bắt đầu, không phải với việc chúng ta hướng chính mình về Thiên Chúa, nhưng với việc chúng ta nhìn nhận rằng Thiên Chúa đã hướng chính Người về phía chúng ta. Chúng ta hãy nhớ rằng tên của Đấng Cứu Thế là Emmanuen: “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Người không bao giờ ở xa chúng ta.

Nói thật thì, thông thường chúng ta là những kẻ xa Chúa. Cầu nguyện biểu lộ nỗi khát khao của chúng ta đến gần Chúa bao nhiêu có thể. Nhưng chúng ta làm điều đó một cách thực tế như thế nào đây? Đối với nhiều người Công Giáo, mọi lời cầu nguyện đều bắt đầu bằng cử chỉ đạo đức cơ bản nhất mà chúng ta biết, Dấu Thánh Giá. Bằng dấu hiệu này, chúng ta làm tái diễn bí tích rửa tội của mình và tuyên bố rằng những gì chúng ta sắp làm đều được thực hiện nhân danh Chúa Ba Ngôi.

Nhưng sau đó thì sao? Chúa Giêsu đưa ra cho những người theo Người lời khuyên này: “Khi cầu nguyện, anh hãy vào phòng của anh, đóng cửa lại và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo sẽ trả lại cho anh” (Mt 6,6). Chúa Giêsu để điều đó cho trí tưởng tượng của chúng ta để quyết định cái gì thiết lập nên “căn phòng nội tâm (bên trong)” của bạn – một vị trí có thể không nhất thiết là địa lý hoặc loại “hang động của con người” thường được đề cập trên HGTV’s House Hunters.

Căn phòng nội tâm là một nơi tinh thần và tâm linh được tách biệt, phân biệt ra. Nó được che giấu khỏi thế gian. Việc tìm thấy một căn phòng nội tâm trong thời đại náo nhiệt của chúng ta có thể là một thách đố. Hãy thử điều này: dành ra năm phút trong ngày của bạn. Hãy tìm một góc yên tĩnh, xa cách khỏi thế giới của bạn – ngay cả đó có thể là phòng tắm, nhà để xe hoặc phòng giặt ủi – và hãy dành năm phút đó trong không gian đặc biệt đó để thanh tẩy đầu óc, làm bình lặng suy nghĩ của bạn và bắt đầu thưa chuyện với Chúa. Không chắc chắn để bắt đầu thế nào phải không? Hãy làm Dấu Thánh Giá. Hít một hơi thật sâu. Và nói với Chúa những gì đang diễn ra trong tâm trí của bạn.

Phụng vụ Giờ Kinh bắt đầu với lời cầu xin đơn giản này: “Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con. Muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ”. Tôi nhận ra rằng lời cầu khẩn này kêu lên Chúa làm tâm trí tôi hoạt động và nó gửi một tín hiệu lên Đấng Toàn Năng: “Con đang ở đây. Chúng ta hãy trò chuyện (với nhau). Bạn hãy tiếp tục. Hãy thử làm điều đó. Hãy yên lặng. Hãy tỉnh táo. Hãy sẵn sàng. Rồi hãy bắt đầu.

Hãy xem xét những lời này của Thánh Têrêsa thành Lisieux:

Đối với tôi, cầu nguyện là một sự dâng cao của tâm hồn; đó là một cái nhìn đơn sơ hướng về thiên đàng, nó là tiếng reo hò của sự công nhận và của tình yêu, bao gồm cả thử thách và niềm vui.

Marcel LeJeune, chủ tịch và người sáng lập Dòng các Môn Đệ Truyền Giáo Công Giáo, College Station, Texas, phát biểu điều đó như thế này:

Tôi không luôn luôn tìm thấy sự bình an trong lời cầu nguyện hàng ngày của mình. Thực tế, đôi khi đó là một cuộc chiến đấu. Nhưng tôi biết rằng một cuộc hôn nhân được hình thành trong quyết định hàng ngày để yêu người phối ngẫu của bạn, và cũng vậy, khi tôi quyết định cầu nguyện mỗi ngày, cho dẫu tôi cảm thấy thế nào, tâm hồn tôi bắt đầu thay đổi. Đó không phải là quá nhiều về những gì tôi có thể miễn khỏi nó, nhưng điều làm nên ý nghĩa là được ở với Chúa. Việc cầu nguyện đã biến đổi tôi.

Hãy nhớ rằng: Thiên Chúa không phải là một nhân vật xa vời, xa xăm hay tách biệt. Người gần gũi hơn bạn nghĩ. Hãy tưởng tượng rằng Người không chỉ ở gần bạn, không chỉ ở cùng phòng với bạn, mà còn ngồi ngay bên cạnh bạn. Người thấy những gì bạn thấy, Người nghe những gì bạn nghe. Giữ duy trì điều đó. Có thể Người đang bên cạnh bạn trên tàu điện ngầm hoặc ở phía sau bạn trên xe buýt.

Chúa đang đợi chờ để nghe bạn. Hãy dành vài phút, hãy tìm một góc ẩn dật (tách biệt) nào đó, hãy tìm kiếm sự yên tĩnh và sau đó tìm kiếm Chúa. Bạn sẽ bắt đầu nói chuyện với Người như thế nào? Bạn muốn nói gì để khởi sự? Chỉ cần bạn mở lòng bạn ra và hãy nói.

  • Tuyển lọc từ Hướng Dẫn Cầu Nguyện cho Người Bận Rộn, của Deacon Greg Kandra, TWAU Press 2019. Có sẵn tại wau.org/books.

DEACON GREG KANDRA
Theo The Word Among Us [wau.org]
Prayer Resources
Chuyển ngữ:  Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *