Cầu nguyện với lời tạ ơn
Những lời cầu nguyện tạ ơn tạo nên một phần lớn trong tất cả những lần cầu nguyện hàng ngày của tôi. Tôi cảm tạ Chúa vì tất cả những điều kỳ diệu về sự sáng tạo và tình yêu của Người. Tôi ngợi khen Chúa vì một thế giới bao la của một trăm tỷ thiên hà, vì hành tinh xinh đẹp này Chúa đã làm nơi ở cho chúng ta, những người con trai và con gái của Chúa và vì Ngôi Lời đã trở nên người phàm, ở giữa chúng ta như Chúa Giêsu Kitô, nơi Người chúng ta được cứu độ và được sống đời đời.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với Thiên Chúa về một danh sách dài về lòng tốt của Người đối với tôi. Tôi cảm ơn Người vì đã tạo dựng nên tôi từ hư không, đã gìn giữ để tôi được hiện hữu; vì đã cho tôi bản chất con người được dựng nên theo hình ảnh của chính Người; vì đã chia sẻ cho tôi một phần sự sống thần thánh của chính Người khi tôi lãnh bí tích Rửa Tội. Tôi tạ ơn Chúa vì đã ban cho tôi cha mẹ và các anh chị em tốt lành; vì đã cho tôi có người vợ, các con, các cháu thật đáng yêu cũng như và một nhóm nhỏ các bạn hữu. Tạ ơn Chúa vì luôn chăm sóc các nhu cầu của tôi. Tạ ơn Chúa vì đã đẩy xa biết bao tội lỗi của tôi. Và tôi tạ ơn Chúa vì Người đã mở cho tôi cơ hội để cộng tác trong công việc cứu độ của Chúa Kitô.
Vào những ngày mà tôi cảm thấy dường như việc cầu nguyện, cảm tạ đã khiến cho niềm vui trào lên và tràn ngập trong tôi. Tôi cảm thấy như thể tôi đang tham dự vào những bài hát tạ ơn vang lên qua Thánh Kinh, từ bài thánh ca của Môisê tại cuộc xuất hành đến các bài ca của các thánh trong sách Khải Huyền. Nhưng khi sự khô khan xuất hiện và tôi cảm thấy không giống như cầu nguyện, thì tôi nâng tinh thần của mình lên bằng cách cảm tạ Chúa vì mọi điều Người đã làm. Julian Norwich, nữ ẩn sĩ và là nhà huyền bí nói rằng: cảm ơn Chúa Kitô vì tình yêu và lòng tốt của Người đối với chúng ta “làm cho tâm hồn trở nên sống động, bởi ân sủng của Người thúc đẩy tinh thần hoạt động tốt và làm cho nó cầu nguyện cách hạnh phúc nhất”. Tôi kinh nghiệm điều này như là niềm vui mà Phaolô gọi là hoa quả của Thần Khí (x.Gl 5,22-23). Giống như tất cả những hành vi này được Thần Khí linh hứng – ví dụ như tình yêu, sự kiên nhẫn và tự kiềm chế – niềm vui là một hoạt động, một điều gì đó mà chúng ta làm. Tôi diễn tả niềm vui của tôi bằng cách tạ ơn Chúa và điều đó làm sinh động lời cầu nguyện của tôi.
Ràng Buộc Tôi với Chúa
Khi một người bạn tặng chúng ta một món quà hoặc làm điều gì đó cho chúng ta, chúng ta nói “cảm ơn bạn”. Hơn một cử chỉ lịch sự, cảm ơn bằng cách thắt chặt mối liên hệ giữa chúng ta với bạn bè. Nó hoạt động theo cùng một cách giữa Chúa và chúng ta. Nhà thần học Patrick D. Miller Jr. khẳng định: “Những gì chúng ta thấy đang xảy ra trong hoạt động của con người về hành động có lợi và sự đáp trả biết ơn xác nhận, nếu chỉ gián tiếp và một phần, những gì diễn ra trong mối quan hệ giữa Thiên Chúa và con người … điều đó bắt đầu nơi tiếng kêu cứu giúp và di chuyển từ sự đáp ứng quảng đại của Thiên Chúa cho lời khen ngợi và tạ ơn dâng lên”. Đây là kinh nghiệm của tôi. Tôi cảm nhận được sự hiệp nhất với Chúa khi tôi dành thời gian để cảm ơn Người. Lời cầu nguyện tạ ơn làm cho tôi nhận thức được sự gần gũi của tôi với Người, không quá nhiều như một cảm giác, nhưng nhiều hơn như là một sự công nhận về thực tại. Điều đó làm gia tăng mối tương quan tình bằng hữu của tôi với Thiên Chúa.
Trong Mọi Hoàn Cảnh
Tôi đã không luôn luôn biết ơn Chúa khi những điều quan trọng đã xảy ra không như ý muốn. Chẳng hạn, tôi đã trả lời vô ơn khi đối mặt với thất bại hoặc khi bị từ chối. Tôi đang điều chỉnh hành vi của mình trong những hoàn cảnh như vậy bằng cách xem xét sự biết ơn của Chúa Giêsu. Tôi suy ngẫm về những lời cầu nguyện của Ngài khi Ngài gặp phải sự từ chối và biết trước cuộc khổ nạn của mình. Khi Ngài bị đối thủ chỉ trích và các thành phố, nơi Ngài đã làm nhiều phép lạ đã từ chối tin vào Ngài, Chúa Giêsu đã quay về với Chúa Cha với lời cầu nguyện tạ ơn: “Lạy Cha là Chúa tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn… vì đó là điều đẹp ý Cha”(Mt 11,25). Trước khi ra khỏi Giệtsimani, Ngài biết trước những hoàn cảnh tồi tệ nhất trong cuộc đời, Chúa Giêsu vẫn hát Thánh vịnh 113,18 những bài ca tạ ơn về Lễ Vượt Qua.
Khi tôi có thể cảm tạ Chúa vì sự bất tiện, tôi tin rằng Người đã giảm dần những núi (tính nết) của tôi cần được kiểm soát. Patrick D. Miller Jr. Nói: “Tạ Ơn cho dù với người khác hay với Thiên Chúa, là một lời nhắc nhở vốn có rằng chúng ta không tự trị hoặc tự mình cho mình là đủ… Ca ngợi Thiên Chúa làm điều đó một cách cơ bản khi nó hướng tình yêu của chúng ta ra khỏi cái tôi và ra khỏi tất cả sự đầy đủ của con người”. Trong trường hợp của tôi, sẽ cần nhiều hơn nữa sự cảm ơn và sự giảm bớt đi tính tự mãn của tôi trước khi một tính từ như “anh hùng” thậm chí có thể áp dụng cho tôi cách mơ hồ.
Việc diễn tả lòng biết ơn đối với Thiên Chúa, Đấng ban hình thức và thực chất cho lời cầu nguyện hàng ngày của tôi. Nó lấp đầy tôi với niềm vui, liên kết tôi với Thiên Chúa, giúp tôi vượt qua những khó khăn, làm xói mòn sự tự mãn của tôi và gắn chặt tôi với Đức Kitô trong sự tự hiến đời đời của Ngài. Đó là những lợi ích lớn lao cho việc chỉ nói những lời cảm ơn.
Đoạn trích này được lấy từ Sức Mạnh của Lời Cầu Nguyện Hằng Ngày (The Power of Daily Prayer) của Bert Ghezzi, có sẵn tại The Word Among Us Press.
Bởi: Bert Ghezzi
Theo the Word Among us
Prayer Resources
Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương