T4. Th9 18th, 2024

Thưa Mục Tử Nhân Lành, Chiên Quậy Của Ngài Đây – Chúa Nhật IV Phục sinh Năm A

Thưa Mục Tử Nhân Lành, Chiên Quậy Của Ngài Đây.
Chúa Nhật IV Phục sinh Năm A.

 1. Đầu tiên xin phép, vài lời tâm tình với Chúa, trước khi thêm những dòng biên khảo. Hôm nay con không có một chút ấn tượng nào về chữ nghĩa trong đầu. Khi dựa vào giai thoại, những từ ngữ trong một bồ chữ mà Thi Sĩ Giáo Thụ Cao Bá Quát  1808-1855 của  Phủ Quốc Oai  (Sơn Tây cũ) đã dành ra, để chia hết cả và thiên hạ. Chỉ còn sót vài chữ cù cặn, nhưng con đã xài hết trong thời gian qua rồi. Tuy nhiên,  Chú​a vẫn nhỏ nhẹ: con vốn bất tài vô tướng mà có lòng cậy dựa, thì có Ta đây. Vậy mình thử ngồi vào máy tính, gõ đại một chữ, rồi Chúa cầm tay 1 chữ khác,  thêm chữ nữa.  Y như Người chăn thú tốt lành, từng bước,  từng bước thầm, hướng dẫn đàn vật, mà  Chúa Nhật IV Phục Sinh ngày 03-05-2020 nầy, chúng con vẫn vì bệnh Coraona, còn mừng kính Mỹ Danh của Ngài là Chúa Chiên Lành tại gia.

2.  Đó là vài hàng công nhận Chúa là vị Sáng tạo – làm chủ –  cứu chuộc, quan phòng – quản lý – và là chỉ đạo chân chính mọi nơi mọi thời, mà không ai, không gì có thể sánh bằng qua đoạn Phúc Âm của Thánh Sử Gioan 10:1-10. Bạn đọc kỷ đoạn Sách Thánh nầy đi, thì sẽ có trực cảm tâm linh được tấm lòng cao quý bao la dường nào của Chúa.

3.  Nhưng một người bạn của mình, gốc Biên Hòa, Đồng Nai, có qua lớp 12 và 2 năm Cao Đẳng Sư Phạm tại quê nhà, đã được đa số thầy cô ba bốn chục năm trước, dạỵ bình phẩm dưới một góc cạnh phản ảnh khác rằng: lãnh đạo các cấp của Kitô giáo (những ai tin Chúa Giêsu Kitô, Công Giáo và Tin Lành các giáo phái) coi tín đồ như thú vật, bằng chứng là gọi họ bằng từ ngữ con chiên. Sách Hiếm và Giao Điểm cũng luôn có cái nhìn nầy.
4.  Thắc mắc trên rất tốt để người  Kitô Hữu có dịp trình làng quan điểm và niềm tin của mình qua lối Minh Giáo một vài câu thanh nghị. Xin thưa, ba tôn giáo lớn Do Thái Giavê  Giáo, Thiên Chúa Kitô Giáo và Đạo Hồi Mohamét,  xuất phát  từ vùng đất Palestin, Do Thái và Arạp Saudi  núi đồi đồng cỏ Sa mạc nóng cháy. Nên nghề du mục chăn thú là nguồn thức ăn chính và cũng mang lại lợi tức quan trọng từ ngàn xưa cho tới khi thế giới được  kỷ nghệ hoá, bắt đầu với máy hơi nước của James Watts (1736-1819) thế kỷ 18.
5.  Nên hình ảnh người chăn thú tốt lành đã đi vào lịch sử và văn hóa tim óc, căn để,  gốc rễ của các dân tộc nầy. Dùng hình ảnh chủ chăn đi đầu, hướng dẫn cả đàn thú vật theo sau, để nói lên tài lãnh đạo, sự quan tâm thân thiện, lòng tin tưởng của hai bên. Thánh Kinh Kitô Giáo cũng dùng lại hình ảnh nầy để nói lên tình yêu của Chúa là Chủ đàn chiên,  thương yêu con dân của Ngài. Về mặt tinh thần, thực ra mối quan hệ hổ tương đó còn cao xa hơn nhiều, vì người xưa có dạy “thư bất tận ngôn; ngôn bất tận ý”.
6.  Thêm một thí dụ khác để góp phần cho minh giáo, như  ở quê mình trong các khóa tu học, quý thầy hay nhắc tới từ ngữ ” Bồ Đề tâm” không có ý coi tín đồ với con tim của loài cây vô cảm. Còn khi nói Ngài lãnh tụ, lãnh đạo đẹp như bông sen, đâu cố ý nói vị đó chỉ là hay ngang hàng thảo mộc, thực vật dưới lớp ao bùn.
7.  Những  hình ảnh được dùng trong Thánh Kinh, coi như những nét văn hóa  (vẻ đẹp) miền vùng. Mà văn hóa thì không biên giới. Nên, kính trọng nhau trong tinh thần cầu tiến, học hỏi, theo  câu châm ngôn của người Roma  xưa, hay đặt trên cửa chính nhiều thư viện Tây Phương, coi như kho tri thức nhân loại, là  “tolle et lege” hãy cầm lấy và đọc.
8.  Vào thời Chúa Chúa Giêsu còn tại thế, chắc hẳn chưa có Trường Sư Phạm, nhưng Chúa đã xử dụng phương pháp truyền thụ kiến thức cách cụ thể, thiết thực, để dạy bài học chân lý về mẫu gương  tinh thần của đạo Chúa. Dùng những gì cụ thể, phổ thông, địa phương chung quanh mà ai cũng biết, là hình ảnh người chăn và đàn chiên. Chúa của của mình, theo Phúc Âm,  chưa từng nghe có ngày nào trong trường huấn luyện nghề gõ đầu trẻ,  nhưng đã có kinh nghiệm dạy học hay quá chừng luôn.
9. Trở lại chủ đề về mặt tôn giáo, riêng Công Giáo, Chúa Nhật nầy cũng còn trong mùa Chúa Phục Sinh, giúp hiểu và áp dụng thêm mầu nhiệm “sống lại và là sự sống” của Chúa mình. Hình ảnh Vị Mục Tử đầy tài trí là sự sống lại. Còn sự sống là đàn chiên cung cấp thịt. Đó là Mình Máu Chúa  trong Bí Tích Thánh thể. Vậy những kẻ lao lực và gánh nặng  – ốm đói tinh thần – hãy đến cầm lấy mà ăn, để được bổ sức.
10.  Đọc kỹ Phúc Âm Thánh Gioan 10:1-10 và suy nghỉ thì thấy Chúa mình là mẫu gương  lãnh đạo, lo lắng chăm sóc, quan tâm, nên con chiên quen biết và nghe tiếng mà đi theo người mục tử chân chính dám liều mạng vì đàn chiên.
11.  Mỗi lần nói tới Chúa Chiên, thì quý bậc cha thầy sơ giáo lý hầu hết chỉ nói tới Chúa Giêsu trước nhất và vị Giáo Hoàng hiện tại. Còn vị chủ chiên số một là Thánh Phêrô mà Chúa trao quyền chăm sóc chiên mẹ và chiên con (Gioan 21:15-18) cùng những vị kế nhiệm các thời, các cấp sau đó, chỉ là hình bóng mờ nhạt ít khi được đạo đạt. Nhưng phải có xưa mới có nay. Những thành quả của đạo Chúa hôm nay là cả nhiều chuỗi nối kết  từ ngàn xưa đem lại. Nên là thế hệ con cháu, mình phải thừa nhận và nhớ ơn từ trong gia đình tới lên tới Nhà Đạo, ra đến ngoài đời, từ địa phương lên tới trung ương, qua thành quả do công đức lãnh đạo chăn dắt mà Chúa chia cho. Nên xin cầu cho nhau vào chính ngày nầy.
12.  Mình còn nhớ trong Sách Mục Lục có chép một lời cầu xưa, nhưng chưa cũ mà rất thiết thực. Cầu cho các Đấng chăn giữ chúng con, nhất là Thầy Bổn Sở được mạnh hồn khỏe xác để mà dạy dỗ chúng con, cùng xin cho các học sĩ (chủng sinh, tu sinh nam nữ) bổn trường, được tập tành đạo đức cùng học mọi lẽ tinh thông,  hầu ngày sau giúp việc Hội Thánh cho danh Cha cả sáng ở khắp mọi nơi thiên hạ.
Thêm một lời cầu nữa trong mùa Phục sinh vừa qua, của một tân tòng,  rất tác động nhân ngày tôn kính Chúa Chiên Lành: xin cho chúng con biết lắng nghe lời của  Chúa là bậc thầy dẫn đường ,  qua những vị lảnh đạo tinh thần  địa phương. Đồng  thời cũng xin cho chủ chăn biết lắng nghe những nhu cầu thiết yếu của đàn chiên Chúa. Xin Chúa nhậm lời chúng con.
13.  Đứng trên lăng kính từ trên nhìn xuống thì chỉ Chúa Giêsu mới dám tự xưng Ta là mục Tử tốt lành như trong bài Phúc Âm hôm nay. Còn mọi thành phần dân Chúa các cấp, nói gọn là Giáo Hội, chỉ  là con chiên.
Còn theo hàng ngang thì mọi con chiên, tuỳ hoàn cảnh, cũng được tham gia vào quyền chăn đắt trong đạo, qua hàng giáo sĩ và tu sĩ các cấp. Ngoài đời, thì có nhà nước chính quyền văn võ quân thần trung ương và địa phương. Trong gia đình là Tổ tiên, ông  bà Cha mẹ, dòng họ, anh chị. Ngoài xã hội là  những nhà giáo dục chân chính và bạn bè thân hữu tốt lành qua câu ca dao: “học thầy không thầy học bạn”.
14.  Nói gọn hơn, trong thế giới loài người ngài nay, ai ai cũng đóng hai vai trò cùng một lúc. Đó là  vừa là con chiên khi cần được học hỏi và dẫn dắt, bảo bọc và đồng thời tới phiên mình cũng làm “chủ chăn” nho nhỏ,  được Chúa phân nhiệm quyền đạo, quyền đời ít nhiều, tuỳ duyên.
15.  Bổn phận và quyền lợi khi đóng vai trò chủ chiên và con chiên đã được ghi ra trong sách vở, nhờ những bài học người tốt việc tốt, cũng như những “thất bại là mẹ thành công” trong suốt dòng  lịch sử đạo đời. Mở sách vở ra học hỏi và áp dụng tuỳ hoàn cảnh, rồi bổ túc thêm bằng những  sáng kiến mỗi ngày mỗi mới. mọi thành viên  trong Đạo hay ngoài đời, đều đóng góp ý kiến xây dựng một cách chân thành và thiện chí.
16.  Tới đây làm mình nhớ những nhiều lời dạy chân chính trong Nền Minh Triết Á Đông – mà Thánh Kinh cũng chất chứa rất nhiều, từ những vị Tiên Hiền Do Thái – đã được nhiều bậc Thầy như Cố LM. Thiên Phong Bữu Dưỡng (1907-1987) nhìn ra, Thánh Thần đã hiện diện trong các nền văn hóa Á Đông. Tất cả cũng là để đọn đường cho Chúa Giêsu tới vào năm thứ I (đúng hơn, có lẽ năm – 6 hay -7). Thí dụ như . “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện“. Dồi mài tâm đức (tâm Chúa) của mình sáng lên tới mức tối thượng mới ngưng, rồi giúp người. Đó là hai bước cần thiết để  chia phần làm  Chủ chiên.   Một lời dạy  khác cũng là nền tảng để tham gia vào chức vụ cao quý trên là: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” :  làm cho tâm mình tốt trước,  rồi giúp người nhà, ra tới phạm vi giúp nước và giúp thiên hạ ổn định.
17.  Nhìn vào môi trường cụ thế và thực tế là  phạm vi những giáo xứ mà mình sống trải. Bốn năm chục năm và về  trước nữa, cách chăn chiên thời đó, có khi dùng hình phạt cho sợ, cho mắc cỡ, mà  tránh gương mù,  gương xấu.  Như hình thức “lạy họ” xin lỗi cả họ đạo  vì lối sống bất toàn, bị rao tên trên toà giảng, bị dạy dỗ bằng những lời nặng nề… còn ngày nay chủ chăn tinh thần thường  quan tâm, thăm viếng, giúp đỡ, nhã nhặn, phục vụ dưới nhiều hình thức tâm linh và cả xã hội … cộng thêm những  Hội Đoàn Tông Đồ giáo dân góp phần không nhỏ nhiều mặt.
18. Chiên quậy . Xin thú nhận không phải không có.
Trong Phúc  Luca 15:1-7. Giả thử có đàn chiên 100 con, nhưng rồi một con đi lạc – vì bất cứ lý do gì: ham vui, quậy phá, u mê  – thì chủ chăn phải bỏ lại 99 con tại chuồng, mà lặn lội tìm kiếm và quàng nó trên cổ mang về. Rồi gọi lối xóm chung vui.
Câu chuyện dụ ngôn liên tiếp về lòng Chúa chăm sóc mình trong  Luca 15:8-10 là một phụ nữ có 10 đồng, làm mất 1 đồng, lại phải thắp đèn lên, quét nhà, moi móc. Khi tìm cho được rồi thì mời lối xóm tới cùng hoan hỉ.
 Lòng thương bao la của chủ chăn là Chúa,  được chính Chúa kể ra qua dụ ngôn người con hoang đàng và người cha nhân hậu trong luca 15: 11-32.
Những tấm gương nầy, dạy mình phải lấy lòng quân tử của  Chúa mà đối xử với nhau.  Nhưng mình lại quá tiểu nhân hẹp hòi ích kỷ với chủ trương kỳ thị và chủ nghĩa loại trừ, vì nghĩ mình là chính danh con Chúa.
Từ xa xưa, mình đã coi thường lương dân vì cho rằng đạo mình là thật, còn họ thờ bụt thần ma quỉ, là giả dối, ngụy tín.  Mà chưa thấy có lần nào xét duyệt tu từ mà xin lỗi hay canh tân theo gương của Đức Giáo Hoàng Phanxicô thành thật xin lỗi mấy tháng trước, khi bị tín đồ giữ chặt bàn tay đau điếng tại Quảng Trường Thánh Phêrô, Rôma.
Vài ba năm trước đây, Đức Cha Vũ Huy Chương Giám Mục Đà lạt có viết trên Email vài ba câu chuyện đau lòng của bên đạo mình.
Khi nhà thờ đạo Chúa cần nhân công thiện nguyện tái thiết, thì nhiều lương dân chung quanh tới góp cả hai bàn tay. Nhưng khi nhà Chùa bên cạnh cần chút việc thì vị thầy cả địa phương không cho tín đồ  đạo nhà tham gia, với lý do rằng: đạo mình mới là đạo thật.
Mình có thói quen không ưa những người “rối rắm” do hoàn cảnh khó khăn nào đó ngoài tầm tay. Họ vào nhà thờ, mình muốn cản lối. Khi họ ngồi gần, thì mình tìm cách đứng dậy, đi qua chỗ khác, như tránh dịch Corona 2019 vậy.
Mình coi họ là tệ hại dơ bẩn đến độ cản trở họ tới dọn dẹp lau chùi nhà thờ. Vào mấy dịp Tết vừa qua, họ tới góp bàn tay lau lá bánh chưng gây quỹ giáo xứ,  mình cũng không cho. Sợ họ không tinh sạch đủ để làm osin  trong nơi thờ tự. Mình còn kỳ thị sạch dơ bề ngoài hơn cả biệt phái bảo căn thời trước.  Mấy chuyện nầy, đã xảy ra thật tại giáo xứ của mình.
Còn khi tham gia vào Hội Đồng Giáo Xứ hay Ban Hành giáo thì cũng vì mưu cầu danh phận: “một miếng giữa làng hơn một sàng xó bếp” chớ không phải có mục đích làm vinh danh Chúa và giảm bớt tội tình cho chính mình.
19.   Dung hòa tổng hợp.
Thấy  Chúa đi tìm chiên lạc rồi cõng về trên vai, làm mình xúc động quá chừng. Xin uốn lòng chúng con –  công giáo “đạo vòng” – yêu thương chiên lạc, như thánh tâm Chúa. Nếu được, mình sẽ  mở rộng vòng tay, chào mời hết mọi thứ chiên thương tật vào lại gia đình nhà Chúa, dự  các nghi lễ phụng vụ,  để cả giáo xứ an ủi, nâng đỡ cầu nguyện cho được mau chữa lành.
Cuối cùng,  ba ngàn năm trước, Thánh Vương Da-vid, sau tội tầy đình, được Chúa thứ tha, Ông đã nhận ra, thấy được lòng Chúa, qua  người chủ chăn, và đàn chiên nhỏ,  ca vịnh 23, trọn niềm tin tưởng, vào ơn sủng Chúa. Và Nguyễn Duy Vi, đã minh họa lại, qua chính ngôn ngữ,  dòng nhạc VN, nhịp nhàng điêu luyện, để thêm cầu nguyện, tăng lòng sốt sáng,  thánh ca  tựa đề “Chúa Là Mục Tử”. Xin vào online, cùng chung tâm tình,  và cũng thưởng thức.

1/ Chúa là Mục Tử, Người dẫn lối chỉ đường cho con đi. Đi trong tay Chúa nào con thiếu chi con sợ chi? Cỏ tươi rợn đồng xanh con no thỏa không bao giờ thiếu nữa. Suối nước trường sinh nghỉ uống no đầy


ĐK: Chúa Chiên nhân từ, Người dẫn con tới đồng nội. Này suối nước mát bóng, con tới uống thảnh thơi. Chúa ơi sướng vui trong tay Chúa, Người dẫn con đi. Đi giữa suối mát, cỏ xanh con thiếu gì.

2/ Chúa là Mục Tử, Người dẫn dắt con lần theo chính lối. Cho con đi tới vì Danh Chúa con không lạc vương. Tối tăm con sợ chi, vì có Chúa với con cùng tiến bước. Cánh tay Người đưa, gậy Người dẫn yên lòng

3/ Chúa là mục tử, Người dọn bữa kê bàn cho con dân. Dầu Người tràn lan và chén ái ân Người đầy chan. Chúa ban cho đời con qua năm tháng hưởng dư đầy phúc đức. Chúa ở cùng con, con cùng Chúa muôn đời.

vô hạ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *